Phát triển sản xuất cà phê bền vững trước biến đổi khí hậu
Những năm qua, biến đổi khí hậu (BĐKH), sự nóng lên toàn cầu, đã tạo nên các hiện tượng thời tiết cực đoan ngày càng ảnh hưởng nghiêm trọng đến năng suất, sản lượng và phát triển bền vững của ngành cà phê. Theo các chuyên gia nông nghiệp, trong tương lai gần BĐKH chưa thể “xóa sổ” cây cà phê nhưng ngày càng làm cho chi phí sản xuất tăng lên, lợi nhuận giảm đi khiến cà phê có thể không còn chiếm ưu thế so với những cây trồng khác.
Theo định hướng của Bộ NN-PTNT, cà phê là cây trồng chủ lực, chiếm tỷ trọng lớn trong tổng giá trị sản xuất nông nghiệp và kim ngạch xuất khẩu; góp phần ổn định đời sống cho người nông dân sản xuất cà phê. Năm 2016, diện tích cà phê cả nước đạt trên 643.000 ha, năng suất khoảng 24 tạ/ha, thuộc mức cao của thế giới. Riêng tại Tây Nguyên, diện tích trồng cà phê đạt cao với khoảng 540.000 ha, vượt rất xa so với quy hoạch đến năm 2020 là 447.000 ha. Cũng trong năm 2016, Việt Nam đã xuất khẩu gần 1,8 triệu tấn cà phê nhân với kim ngạch trên 3,36 tỷ USD (đứng thứ hai trên thế giới, chỉ sau Brazil).
Tuổi thọ cây cà phê chỉ 20 năm. Trong khi đó, theo số liệu điều tra của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Đắk Lắk, trên địa bàn tỉnh, cây cà phê trên 20 năm tuổi chiếm 23,5% diện tích, từ 15 đến 20 tuổi chiếm 34,9% diện tích, 92,79% là các giống thực sinh cũ, chất lượng kém, không thể thích ứng với những diễn biến khắc nghiệt của BĐKH và dịch bệnh.
Trong khi cà phê là cây trồng cần nhiều nước tưới, phương pháp tưới truyền thống hiện vẫn là phương pháp chính được sử dụng trong các vườn cà phê, đặc biệt là cà phê nông hộ đã gây sụt giảm nguồn nước ngầm nghiêm trọng. Ở nhiều địa phương, việc khoan quá nhiều giếng khoan phục vụ cây cà phê đã làm thủng tầng nước ngầm, ô nhiễm đất và nguồn nước gây lãng phí, không hiệu quả. Điển hình tại Đắk Lắk, tổng trữ lượng nước ngầm hiện giảm còn khoảng 30 - 35%. Bên cạnh đó, do sử dụng phân bón, thuốc bảo vệ thực vật chưa hợp lý đã khiến đất trồng cà phê ngày càng xuống cấp, thoái hóa trầm trọng.
BĐKH khiến cho ngành cà phê Việt Nam không thể sản xuất theo kiểu truyền thống như trước (tưới lãng phí nước, lạm dụng phân bón…) mà cần có giải pháp đồng bộ về quy hoạch, áp dụng các giống mới, tưới tiết kiệm nước, xen canh các cây trồng, quản lý dịch hại tổng hợp, đề cao hơn nhận thức, đặc biệt là kỹ năng sản xuất cà phê của nông hộ...
Theo đó, cà phê Việt Nam đến năm 2020 cần giữ ổn định ở mức khoảng 600.000 ha, không tăng thêm diện tích, tập trung thâm canh; chuyển một phần diện tích cà phê Vối (cà phê Robusta) sang trồng cà phê chè (cà phê Arabica); đặc biệt đẩy mạnh thực hiện giải pháp tưới tiết kiệm nước.
Theo tiến sĩ Trương Hồng, qua nghiên cứu, khảo nghiệm của WASI, nhiều giống cà phê mới có năng suất, chất lượng cao, thích ứng với điều kiện khí hậu, thời tiết khắc nghiệt cần được đưa vào sản xuất, như các bộ giống chín muộn phù hợp vùng khó khăn nguồn nước (TR14, TR15), kháng bệnh gỉ sắt cao (TRS1)...
“Ở giải pháp xen canh, WASI đã chứng minh việc trồng xen bơ, sầu riêng, tiêu, keo đậu Cuba, muồng đen... làm tăng thêm thu nhập trên vườn cây từ 40 - 120% (tùy loại cây trồng). Đặc biệt trồng xen tăng hiệu quả sử dụng nước lên gần 18%; để sản xuất 1 tấn cà phê trong vườn có trồng xen chỉ cần 500 m3 nước, so với vườn cà phê trồng thuần cần đến 600 m3”, TS Hồng chia sẻ.
Ở nhiều địa phương, người dân đã bắt đầu nhân rộng mô hình xen canh cây cà phê với các cây trồng vừa có giá trị cao vừa ứng phó với BĐKH. Ví như ở huyện Lâm Hà, tỉnh Lâm Đồng hiệu quả kinh tế từ trồng xen canh cà phê với sầu riêng, bơ sáp, bơ bus, bơ 034 và cây mắc ca cho thu nhập tăng thêm từ 800-100 triệu đồng/ha.
Một số chuyên gia cho rằng trong bối cảnh BĐKH hiện nay, phát triển cà phê ở Tây Nguyên khả năng gặp rủi ro lớn và có thể được hạn chế thông qua thị trường bảo hiểm sản xuất nông nghiệp. Vì thế, cần có cơ chế, chính sách riêng cho bảo hiểm cây cà phê như hỗ trợ người dân, doanh nghiệp và có sự trợ giúp của các tổ chức tín dụng, xuất khẩu. Nhà nước nhận tái bảo hiểm cho đơn vị kinh doanh bảo hiểm, nghiên cứu mức độ rủi ro từng vùng để có chính sách bảo hiểm phù hợp.
Các tin khác
- » NÔNG DÂN CANH TÁC CÀ PHÊ ĐÃ “NÓI KHÔNG” VỚI THUỐC TRỪ CỎ GLYPHOSATE (03.11.2021)
- » Báo cáo Chính sách an toàn môi trường - xã hội. (16.09.2019)
- » Một số thông tin hỏi đáp về dự án WB8 (16.09.2019)
- » Dự án VnSAT Đắk Lắk tổ chức hội thảo chuyên đề liên kết chuỗi giá trị trong sản xuất nông nghiệp (26.06.2019)
- » Đoàn công tác của Ngân hàng thế giới rà soát tiến độ thực hiện dự án VnSAT (17.06.2019)
- » Dự án VnSAT Đắk Lắk tập huấn kỹ thuật trồng xen cây ăn quả lâu năm trong vườn cà phê (30.05.2019)
- » Dự án VnSAT gây ấn tượng tại Lễ hội cà phê Tây Nguyên (20.03.2019)
- » VnSAT Đắk Lắk báo cáo tiến độ hoạt động dự án năm 2018 (29.01.2019)
- » Hiệu quả mô hình phát triển cà phê bền vững (21.01.2019)
- » Dự án VnSAT tập huấn kỹ năng truyền thông (20.12.2018)
- Tin tức chung
- Xây dựng Nông thôn mới
- Chuyển đổi số
- Tài liệu, tin tức về Đại hội Đảng
- Lâm nghiệp
- Kinh tế Hợp tác và Đào tạo nghề
- Chăn nuôi - Thú y - Thủy sản
- QLCL Nông lâm sản và Thủy sản
- Thủy lợi, PCTT&TKCN
- Nước sạch và VSMTNT
- Bảo tồn voi
- Khuyến nông - Trồng trọt BVTV
- Công tác Đảng, Đoàn thể
- Công đoàn ngành
- Chi hội Luật Gia Ngành NN và PTNT
- Trồng trọt và bảo vệ thực vật
- Chăn nuôi và Thú y
- Lâm nghiệp
- Bảo tồn voi
- Thủy lợi và Phòng chống thiên tai
- Thủy sản
- Quản lý xây dựng công trình
- Kinh tế hợp tác và PTNT
- Quản lý chất lượng nông lâm sản và thủy sản
- Chế biến và phát triển thị trường nông sản
- Tổ chức cán bộ
- Thanh tra
- Pháp chế và Quản lý doanh nghiệp
- Khuyến nông - Khoa học công nghệ và môi trường
- Kế hoạch Tài chính, Hợp tác quốc tế
- Nước sạch & VSMTNT
- Số người online : 10
- Hôm nay : 11
- Tuần này : 2324
- Tổng truy cập : 2856829
-
29/12/2021
Thông báo lịch tiếp công dân 2022 -
07/12/2021
Kết quả điểm phỏng vấn kỳ tuyển dụng viên chức đối với các đơn vị sự nghiệp công lập trực thuộc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn năm 2021 -
10/08/2021
Thể lệ cuộc thi tìm kiếm giải pháp, sáng kiến trong công tác quản lý, bảo vệ, sử dụng và phát triển rừng -
10/09/2019
Thông báo cơ quan, số điện thoại đường dây nóng, hộp thư điện tử để tiếp nhận, xử lý thông tin phản ánh, khiếu nại, tố cáo về hành vi nhũng nhiễu, gây phiền hà đối với người dân, doanh nghiệp