Lực lượng liên ngành kiểm tra, tuyên truyền nhắc nhở các hộ nuôi trồng thủy sản trên sông Krông Ana (Ảnh: Khánh Toàn)
Nghị định 38/2024/NĐ-CP quy định về hành vi vi phạm hành chính, hình thức, mức xử phạt, biện pháp khắc phục hậu quả, thẩm quyền lập biên bản và thẩm quyền xử phạt đối với hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực thủy sản.
So với Nghị định 42/2019/NĐ-CP, Nghị định 38/2024/NĐ-CP đã quy định tăng thời gian xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thủy sản từ 1 năm lên 2 năm. Mức phạt tiền tối đa đối với một hành vi vi phạm hành chính do cá nhân thực hiện trong lĩnh vực thủy sản là 1 tỷ đồng. Trường hợp tổ chức có hành vi vi phạm như của cá nhân thì mức phạt tiền bằng 2 lần mức phạt tiền đối với cá nhân.
Tại khoản 7 Điều 55 Nghị định 38/2024/NĐ-CP quy định Quản lý thị trường xử phạt đối với những hành vi vi phạm hành chính quy định tại Điều 11; Điều 12; Điều 13; Điều 14; khoản 2, khoản 3, khoản 4 và khoản 5 Điều 15; Điều 18; khoản 2 Điều 28; Điều 32; Điều 41; Điều 42; Điều 43 và khoản 1 Điều 44 theo thẩm quyền quy định tại Điều 51 của Nghị định này và chức năng, nhiệm vụ được giao. Cụ thể:
- Điều 11. Vi phạm quy định về xuất khẩu, nhập khẩu giống thủy sản.
- Điều 12. Vi phạm quy định về đặt tên giống thủy sản.
- Điều 13. Vi phạm quy định về thông tin thức ăn thủy sản, sản phẩm xử lý môi trường nuôi trồng thủy sản; lưu giữ, vận chuyển, giới thiệu thức ăn thủy sản, sản phẩm xử lý môi trường nuôi trồng thủy sản nhập khẩu để giới thiệu ở hội chợ, triển lãm.
- Điều 14. Vi phạm quy định về điều kiện cơ sở sản xuất, mua bán, nhập khẩu thức ăn thủy sản, sản phẩm xử lý môi trường nuôi trồng thủy sản.
- Khoản 2 Điều 15. Hành vi không báo cáo hoặc không thông báo hoạt động sản xuất, nhập khẩu theo quy định.
- Khoản 3 Điều 15. Hành vi sử dụng nguyên liệu không rõ nguồn gốc, xuất xứ để sản xuất thức ăn thủy sản, sản phẩm xử lý môi trường nuôi trồng thủy sản.
Một hệ thống lồng nuôi cá trên sông Krông Ana (Ảnh Khánh Toàn)
- Khoản 4 Điều 15. Hành vi sản xuất, mua bán, nhập khẩu mỗi sản phẩm thức ăn thủy sản, sản phẩm xử lý môi trường nuôi trồng thủy sản có thành phần không thuộc Danh mục hóa chất, chế phẩm sinh học, vi sinh vật, nguyên liệu sản xuất thức ăn được phép sử dụng trong nuôi trồng thủy sản tại Việt Nam chưa được cấp phép theo quy định mà chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự.
- Khoản 5 Điều 15. Hành vi sản xuất, mua bán, nhập khẩu mỗi sản phẩm thức ăn thủy sản, sản phẩm xử lý môi trường nuôi trồng thủy sản thức ăn thủy sản có chứa thành phần thuộc Danh mục hóa chất, chế phẩm sinh học, vi sinh vật cấm sử dụng mà chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự.
- Điều 18. Vi phạm quy định về nhập khẩu, xuất khẩu thủy sản sống.
- Khoản 2 Điều 28. Hành vi tàng trữ, vận chuyển, mua bán công cụ kích điện để khai thác thủy sản.
- Điều 32. Vi phạm quy định về nhập khẩu tàu cá.
- Điều 41. Vi phạm quy định về thu gom, mua bán, lưu giữ, sơ chế, chế biến, bảo quản, vận chuyển thủy sản.
- Điều 42. Vi phạm quy định về nhập khẩu, xuất khẩu, tạm nhập, tái xuất, chuyển khẩu, quá cảnh đối với thủy sản có nguồn gốc từ khai thác, xuất khẩu, nhập khẩu thủy sản.
- Điều 43. Hành vi cản trở hoạt động quản lý nhà nước về thủy sản điều chỉnh mức phạt tiền đối với các hành vi vi phạm tại điều này.
- Khoản 1 Điều 44. Hành vi cố ý tẩy xóa, sửa chữa làm sai lệch nội dung các loại giấy chứng nhận, xác nhận, giấy phép, văn bản cho phép, chứng chỉ được cấp trong lĩnh vực thủy sản.
Chi tiết Nghị định xem tại đây.