Toàn cảnh Hội nghị phát triển lành mạnh ngành Yến Sào toàn cầu năm 2024 được tổ chức tại Quảng Châu - Trung Quốc
Hội nghị lần này không chỉ là dịp để các quốc gia trao đổi kinh nghiệm, kiến thức về ngành Yến Sào mà còn là cơ hội để quảng bá sản phẩm, tìm kiếm đối tác và mở rộng thị trường. Các đại biểu đã thảo luận về xu hướng phát triển của ngành Yến Sào, những thách thức hiện tại và tương lai, cũng như các giải pháp nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm. Ngành yến đang phát triển rất mạnh trong khối Assian như: Việt Nam, Indonesia, Malaysia, Thái Lan, Lào, Campuchia, và thì trường tiêu thụ Yến lớn nhất vẫn là Trung Quốc.
Việt Nam, với bề dày kinh nghiệm trong sản xuất và chế biến Yến Sào, đã có nhiều đóng góp tích cực tại hội nghị. Các doanh nghiệp Yến Sào Việt Nam không chỉ trình bày về quy trình nuôi yến, chế biến và tiêu thụ sản phẩm mà còn chia sẻ những sáng kiến nhằm phát triển bền vững ngành yến sào trong bối cảnh toàn cầu hóa.
Yến Sào Việt Nam đã chính thức được cấp phép xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc, mở ra nhiều cơ hội mới cho ngành yến sào trong nước. Đây là tin vui không chỉ cho các doanh nghiệp Yến Sào mà còn cho nền kinh tế Việt Nam, đặc biệt trong bối cảnh nhu cầu tiêu thụ Yến Sào tại thị trường Trung Quốc ngày càng tăng. Việc được cấp phép xuất khẩu không chỉ khẳng định chất lượng sản phẩm Yến Sào Việt Nam mà còn giúp nâng cao vị thế của sản phẩm trên thị trường quốc tế. Các doanh nghiệp Yến Sào Việt Nam sẽ có cơ hội tiếp cận một trong những thị trường lớn nhất thế giới, đồng thời thúc đẩy sự phát triển bền vững của ngành.
Ông Phạm Văn Hậu - Chủ tịch Hội Yến Sào tỉnh Đắk Lắk chia sẻ: Khi tham gia vào thị trường Quốc tế, chúng ta có thêm nhiều có hội mới cùng với nhiều thách thức mới, xong bước đầu cũng đang gặp rất nhiều khó khăn, muốn vượt qua giai đoạn này để phát triển thì chúng ta cần phải đoàn kết, cùng nhau hành động để bảo vệ ngành Yến Việt. Tuy nhiên, việc xuất khẩu yến sào sang thị trường Trung Quốc lại đang gặp rất nhiều khó khăn, do thói quen tiêu dùng tại Trung Quốc họ chưa biết nhiều đến yến Việt Nam, giá cả, chất lượng của yến sào chưa đủ hấp dẫn so với thị trường Trung Quốc.
Hiệp hội Yến Sào Việt Nam, Hội Yến Sào tỉnh Đắk Lắk cùng các Các Doanh nghiệp tham gia Hội nghị |
Vì vậy, để vượt qua những rào cản này, các doanh nghiệp xuất khẩu yến sào Việt Nam cần phải có chiến lược quảng bá mạnh mẽ hơn, đồng thời cải tiến sản phẩm để phù hợp hơn với thị hiếu của người tiêu dùng Trung Quốc. Thông qua việc giảm giá, nâng cao chất lượng, đảm bảo đạt các chứng nhận uy tín quốc tế, qua đó tạo niềm tin và sự hấp dẫn đối với thị trường tiêu dùng Trung Quốc.
Bên cạnh đó, Chính phủ và các cơ quan chức năng cần hỗ trợ mạnh mẽ cho các doanh nghiệp trong việc hoàn thiện các thủ tục pháp lý và chứng nhận chất lượng, nhằm đáp ứng các yêu cầu khắt khe của thị trường Trung Quốc.
“Chúng ta cần phải tăng cường quảng bá yến Việt Nam ra thị trường thế giới nhiều hơn nữa, mở rộng thị trường hơn nữa sang Châu Á và các Châu lục khác. Ngoài việc nâng cao chất lượng sản phẩm tổ yến thô từ các hộ nuôi thì việc nâng cao tay nghề của các Doanh nghiệp Sản xuất tinh tế tổ yến cả về mẫu mã cùng chất lượng là rất cần thiết. Chúng ta cần nói không với yến nhập khẩu, trên tinh thần người Việt dùng hàng Việt để bảo về ngành yến Việt, khi gia nhập thị trường Quốc tế, chúng ta cần đa dạng hoá sản phẩm, hoà nhập nhu cầu phát triển, đưa ngành yến từ 2.0 tiến lên 3.0, 4.0 theo kịp xu hướng thời đại ”- ông Phạm Văn Hậu chia sẻ thêm.
Hội nghị cũng tạo điều kiện để các doanh nghiệp kết nối, hợp tác và khám phá những cơ hội mới trong lĩnh vực yến sào, từ đó thúc đẩy sự phát triển chung của ngành công nghiệp này. Các sản phẩm yến sào Việt Nam đã được giới thiệu đến thị trường quốc tế, hứa hẹn mở ra nhiều cơ hội xuất khẩu.
Sự kiện này không chỉ mang lại lợi ích kinh tế cho các doanh nghiệp mà còn tạo ra nhiều cơ hội việc làm cho người dân, góp phần nâng cao đời sống và phát triển vùng nuôi yến. Với tiềm năng lớn từ thị trường Trung Quốc, ngành yến sào Việt Nam đang trên đà phát triển mạnh mẽ và đầy hứa hẹn.